Nên dùng Dì hay Gì? Phân biệt Dì với Gì

Dì hay Gì? Phân biệt Dì với Gì

Nên dùng Dì hay Gì? Phân biệt Dì với Gì. “Dì” và “Gì” là 2 từ đồng âm nhưng khác nghĩa trong tiếng Việt. Tuy vậy nhiều người sử dụng nhầm lẫn 2 từ này do không phân biệt được khi nào sử dụng “Dì”, khi nào sử dụng “Gì” cho đúng chính tả.

Dì hay Gì? Phân biệt Dì với Gì
Dì hay Gì? Phân biệt Dì với Gì

Phân biệt Dì và Gì

Dì nghĩa là:

  • Từ để gọi Em gái của mẹ (miền Bắc) hay Chị gái của mẹ (miền Trung và miền Nam)
  • Cách chị hoặc Anh rể gọi em gái hoặc em gái của vợ đã lớn với hàm ý coi trọng
  • Cách người con gọi vợ lẽ của bố
  • Tại Huế, Dì là cách xưng hộ gọi người phụ nữ lớn tuổi hơn mình (tương tự như cô, bác ở ngoài Bắc)

Gì nghĩa là:

  • Đại từ: Thường dùng trong câu hỏi để chỉ sự vật, hiện tượng nào đó (Cái gì vậy? Tên là gì? Cái gì cơ?)
  • Đại từ: Dùng để chỉ sự vật hiện tượng trong câu phủ định hoặc đi đôi với từ “cũng” (Cái gì cũng hỏi; Không gì đẹp bằng; Muốn gì cũng có; Gì cũng đã kết thúc rồi)
  • Tính từ: Sử dụng sau danh từ chỉ một loại, một tính chất nào đó với ý khen ngợi, chê bai, phủ định (Người gì mà đẹp thế; Hàng gì mà kém chất lượng vậy; Làm ăn kiểu gì thế này?)
  • Phó từ: Sử dụng sau tính từ biểu thị ý phủ định hay nghi vấn, hỏi mà không cần câu trả lời vì đã có sẵn ý định bác bỏ rồi (Việc này thì cần gì nó phải nhúng tay vào; Như thế đã ăn thua gì)
  • Phó từ: Nhấn mạnh ý phủ định của câu nói (Anh ta thì hiểu gì)

Kết luận: Trên đây là đầy đủ nghĩa của từ “Dì” và “Gì”. Các bạn hãy chú ý để sửa dụng chính xác nhé

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *