Tiêu chuẩn của độ dốc mái ngói như thế nào là hợp lý?

Tiêu chuẩn của độ dốc mái ngói

Lợp nhà gần như là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà. Đây là một bước hết sức quan trọng, vì thế nên khi thi công cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ số cần phải chính xác. Độ dốc mái ngói là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Vậy để biết tiêu chuẩn khi thiết kế độ dốc mái ngói, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của 123nhadep.com nhé!

Tiêu chuẩn của độ dốc mái ngói
Tiêu chuẩn của độ dốc mái ngói

1. Thế nào là mái dốc, mái taluy?

Mái dốc là loại mái có độ dốc nhỏ dưới 8%. Độ thoát nước của mái phụ thuộc và độ dốc của mái, nếu mái có độ dốc càng lớn thì độ thoát nước càng nhanh. Độ dốc của mái phụ thuộc vào từng vật liệu làm lên nó. Tuy nhiên nếu độ dốc càng lớn thì sẽ hao phí càng nhiều vật liệu.

Nhà mái bằng vẫn có tiêu chuẩn về độ dốc mái, tuy nhiên trên thực tế, mô hình nhà mái bằng chỉ sử dụng ở độ dốc 2% mà thôi.

Mái taluy là một loại mái được rất ít người biết đến, nó chủ yếu sử dụng trong các công trình giao thông. Độ dốc của mái này được tính bằng chiều dài chia cho chiều cao công trình.

2. Tầm quan trọng của độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

2.1. Thông số kỹ thuật

Độ dốc i và độ dốc m là hai thông số kỹ thuật quan trọng.

Công thức tính độ dốc anpha m= H/L=tan(); với anpha là kí hiệu chỉ độ dốc, H và L lần lượt là chiều cao mái và chiều dài mái.

Độ dốc thẩm mỹ của mái nhà (độ dốc đẹp) phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ “vàng”. Tỷ lệ vàng là tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của 1 tam giác. Từ định nghĩa, ta có thể suy ra, góc anpha thẩm mỹ của mái khoảng 30 – 35 độ.

Với “tỷ lệ độ dốc vàng” này, mái dốc vừa phải, không quá cao. Nếu mái nhà không đạt tỷ lệ vàng thì chủ nhà sẽ tốn khá nhiều chi phí bởi diện tích mái nhiều hơn. Không những vậy, khi mái nhà quá dốc cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng, ngôi nhà sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng thoát nước của mái.

Cùng xem một vài thông số sau đây:

Đối với mái bằng: Mái bằng cần phải có độ dốc nhỏ hơn 8%. Trong quá trình thực tế, mô hình mái bằng sẽ sử dụng độ dốc thông thường rơi vào 2%.

Đối với mái ngói:

Dạng ngói âm dương là loại ngói cao cấp như Ngói Thái, Nhật, … độ dốc của mái thường xấp xỉ rơi vào khoảng 25° (40%).

Các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc: mái sẽ có độ dốc rơi vào khoảng 35-60°

Ngói xi măng: độ dốc của mái xấp xỉ khoảng 45% – 75%

Đối với mái đổ bê tông sau đó dán ngói trang trí bên trên, độ dốc mái sẽ lớn hơn khoảng 30-45°, tuy nhiên không nhỏ quá 20° và lớn hơn 90°.

Đối với mái kính, loại mái kính sẽ có độ dốc tối thiểu là 14-15° và độc dốc tối đa rơi vào tầm 60°.

Độ dốc mái tôn

+Độ dốc rơi vào khoảng 18-35° (30-75%)

  • Với trường hợp tôn phẳng thì có độ dốc 12- 18° (20-30%).

2.2. Tại sao cần đảm bảo thông số kỹ thuật trên?

Cần phải đảm bảo các thông số kỹ thuật trên sao cho phù hợp vì đó là điều rất quan trọng.

Tính thẩm mĩ: Ngôi nhà của bạn sẽ trở lên đẹp hơn nhờ phần mái có tỉ lệ hợp lý (tỷ lệ vàng)

Tính an toàn: Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái mỗi khi trời mưa. Mái nhà có độ dốc hợp lý, vừa phải sẽ hạn chế được tình trạng thấm dột do nước bị tù đọng trên mái, ngấm ngược vào nhà.

Tuổi thọ sử dụng của mái sẽ được tăng lên.

3. Cách tính độ dốc mái ngói trong xây dựng

3.1. Độ dốc i

Công thức tính độ dốc i:

i% =H/L x 100% = arctan()

3.2. Độ dốc m

Ngoài độ dốc i, chúng ta cần xét đến độ dốc m là độ dốc mái ngói.

Theo lí thuyết công thức m = tan() ,tuy nhiên độ dốc m thường được các bác thợ nề tính theo phương pháp truyền thống là: m = h/2l.

Ví dụ:

“Đầu hồi cao là 3m và khẩu độ của mái là 5m chúng ta có m=3/5=0.6 tương đương độ dốc mái là 60%.”

Với từng loại mái ngói khác nhau, thì sẽ có những tiêu chuẩn về độ dốc khác nhau. Dưới đây là thông số về độ dốc hợp lý của các loại mái:

Đối với các loại ngói âm dương, độ dốc sẽ rơi vào khoảng là 40% tức là góc 25 độ.

Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi… sẽ có độ dốc hợp lí từ từ 35 độ đến 60 độ.

Trên thực tế thì độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói.

3.3. Bổ sung cách tính độ dốc theo phần trăm

Thường thì sẽ ít người áp dụng công thức tính độ dốc i vào trong thực tế để làm, vì vậy mình xin giới thiệu thêm công thức tính độ dốc i của các bác thợ xây.

Dưới đây sẽ là ví dụ cụ thể về cách tính độ dốc mái nhà với thuật ngữ quen thuộc độ dốc i =75%.

Ví dụ, nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc được tính như sau:

I%= 3/4×100%=75%

Còn nếu độ dốc là 100% tức là khẩu độ mái 8m, chiều cao lên đỉnh mái là 4m thì độ dốc sẽ là:

i%=4/4×100% = 100% => tương đương với góc 45 độ của mái.

4. Khoảng cách xà gồ/lito lợp ngói

4.1. Khoảng cách xà gồ lợp ngói là bao nhiêu?

4.1.1. Xà gồ là gì?

Xà gồ được định nghĩa là một cấu trúc ngang trong một mái nhà. Xà gồ có tác dụng chống đỡ trọng tải của tầng mái, và được kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng hỗ trợ.

Chính tải trọng của mái phụ và độ dài của ngói lợp chính là yếu tố quyết định khoảng cách của xà gồ được ứng dụng trên mái lợp ngói.

4.1.2. Khoảng cách xà gồ lợp ngói như thế nào là đạt chuẩn?

Tùy các loại khung kèo khác nhau thì sẽ có các khoảng cách tương ứng:

Đối với hệ khung kèo 2 lớp (loại này được áp dụng cho mái đóng trần hoặc sàn bê tông): kết cấu mái bao gồm các vì kèo chữ A và lito lợp ngói. Khoảng cách hợp lí giữa các vì kèo là 1100 – 1200 mm.

Đối với hệ khung kèo 3 lớp (nhằm mục đích tận dụng không gian bên dưới): kết cấu mái cần có: xà gồ, cầu phong, lito: Khoảng cách xà gồ là 800 – 900mm đây là một khoảng cách tối ưu nhất, còn khoảng cách cầu phong sẽ rơi vào khoảng 1200 mm.

4.2. Khoảng cách lito lợp ngói là bao nhiêu?

4.2.1. Lito là gì?

Trước kia người ta vẫn thường định nghĩa lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó có tác dụng dùng để lợp nhà. Hiện nay, khi xã hội phát triển hơn, con người đã thay thế tre nứa bằng việc sử dụng hồ, vữa hay gạch thẻ để tạo nên các đường thẳng trên mái bê tông làm mè và lợp ngói.

Ở thập niên 90 người ta đã làm ra các thanh sắt vuông 15, vuông 20 để làm lito. Tuy nhiên, đặc điểm của sắt thường bị axit làm cho han gỉ nên phải dùng sơn để bảo dưỡng.

4.2.2. Khoảng cách lito lợp ngói

Trong quá trình lợp mái nhà, khoảng cách lito lợp ngói cực kì quan trọng bởi vì lito sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng chống dột của ngôi nhà. Chính vì thế, khi thi công, chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ những quy định cụ thể về khoảng cách lito.

Khoảng cách lito sẽ khác nhau theo từng loại ngói. Cách đo khoảng cách lito rất đơn giản, chỉ cần đo khoảng cách từ tâm của lito này đến tâm của cây lito bên kia. Khoảng cách của đầu bên này và đầu bên kia phải bằng nhau để đảm bảo ngói lợp xong sẽ đẹp và có tính thẩm mỹ hơn.

Với những dòng ngói đất nung truyền thống như ngói Đồng Nai, ngói Hạ Long loại 22 viên/m2 thì khoảng cách lito lợp ngói là 270mm

Với những loại ngói Nhật Nakamura HP, dòng ngói sơn phủ thế hệ mới Mamo Silicon 3D+ thì:

Ngói sóng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 330 – 350mm là tối ưu cho mái nhà

Ngói phẳng: khoảng cách lito lợp ngói là 250mm

Với những loại ngói Thái Lan, sử dụng công nghệ WET on WET đảm bảo khả năng bám chắc của lớp áo màu:

Đối với ngói Đồng Tâm thì khoảng cách lito lợp ngói từ 280 – 300mm

Đối với ngói Tráng men Ý Mỹ khoảng cách lito lợp ngói từ 345-350mm

5. Ngói lợp nhà loại nào tốt?

5.1. Ngói đất nung

Ngói đất nung có nguyên liệu là đất sét. Trải qua hàng loạt các quy trình như quy trình ủ, cán, nhào ép, hút khí… ngói sẽ được cán thành những tấm mỏng. Tiếp theo những viên ngói sẽ được tạo hình rồi được nung ở nhiệt độ 1000 – 1150 độ C để đất sét có thể kết thành khối rắn chắc và có một hình dáng ổn định. Tùy theo hình dáng và vị trí sử dụng hoặc theo nhà sản xuất, ngói sẽ có những tên gọi khác nhau.

5.1.1. Ngói đất nung tráng men

Quy trình tráng men sẽ xảy ra trước khi đưa ngói và lò nung. Tùy theo dây chuyền sản xuất, công nghệ, thiết bị và thiết kế riêng của mỗi nhà sản xuất. Quy trình có thể được thêm hoặc bớt các công đoạn nhỏ. Tạo nên sự khác nhau về mẫu mã và cả chất lượng.

5.1.2. Ngói đất nung không tráng men

Tương tự như cách tạo ra ngói đất nung, quá trình đó cũng được quyết định trước khi đưa ngói vào lò nung.

5.2. Ngói trang trí

Ngói trang trí có hình dáng giống như loại gạch mosaic. Loại này sẽ được nhà sản xuất thiết kế với kích thước nhỏ, nó có thể được tráng men hoặc không tùy theo ý đồ của từng người. Mái mosaic thích hợp để dán lên bề mặt mái bê tông. Tác dụng chính của mái chủ yếu là để trang trí hơn là tác dụng để che nắng, che mưa như những loại ngói thông thường.

5.3. Ngói composite

Loại ngói này rất tiện ích vì có độ giãn nở khí rất linh hoạt, có thể thích nghi cho nhiều vùng địa lý. Đây là một điểm khác biệt so với mái đất nung hay mái xi măng.

5.4. Ngói Ardoise

Nguồn gốc của ngói Ardoise là được khai thác từ núi trầm tích tại Pháp. Có loại sẽ có màu đen như than đá, nhưng cũng có loại có hình chữ nhật hay hình vảy cá.

Bài viết trên đã cung cấp chi tiết cho bạn về các thông số về độ dốc mái ngói, tầm quan trọng của độ dốc mái ngói và các loại ngói để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn sao cho thật ưng ý, chúc các bạn có một sự lựa chọn thật phù hợp!

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *