Tháng Giêng, Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi như vậy?

5/5 - (1 bình chọn)
.

Tháng Giêng, Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi như vậy? Trong 12 tháng trong năm, ông bà ta thường quen gọi một vài tháng với cái tên khác. Quen thuộc nhất là tháng Giêng và tháng Chạp. Vậy tháng Giêng là tháng mấy? tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi như vậy? Hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn trong bài viết sau đây nhé.

Tháng Giêng, Tháng Chạp là tháng mấy?
Tháng Giêng, Tháng Chạp là tháng mấy?

Tháng Giêng là tháng mấy?

Tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa

Tại sao lại gọi tháng 1 âm lịch là tháng Giêng?

Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói.

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói.

GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.

Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm.

Một tục lệ rất tốt đẹp của dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thê mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng chạp?

Tháng chạp là tháng mấy?

Tháng chạp là tháng 12 âm lịch. Ngoài tên gọi tháng Chạp, tháng cuối năm âm lịch này còn được gọi là tháng Củ mật.

Tại sao tháng 12 âm lại gọi là tháng Chạp?
Việc gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất

Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Tại Trung Quốc, tháng 12 âm lịch còn được gọi là Lạp Nguyệt. Khi nhắc tới chữ “Lạp” tức là nói tới hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên.

Thời điểm cuối năm cận Tết Nguyên đán, cả người Trung Quốc và người Việt đều đi thăm mộ, dọn dẹp mộ tổ tiên để mời những người quá cố về ăn Tết cùng gia đình. Đây là hành động mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo, tưởng nhớ tới người đã mất và uống nước nhớ nguồn.

Thứ hai

Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Thời gian cuối năm để chuẩn bị cho mùa đông buốt giá người ta phải tích trữ lương thực. thực phẩm để đương đầu với đói rét mà ở đây thịt là nguồn thực phẩm quan trọng. Người Việt chúng ta quen thuộc với chữ “Lạp” trong từ “Lạp xưởng”. Thực chất “Lạp xưởng” bắt nguồn từ món “Lạp trường” của người Hoa – một món ruột ban đầu dùng để cúng.

Tại sao tháng Chạp còn được gọi là tháng Củ mật?
GS, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cũng cho biết thêm, tháng 12 âm lịch còn được gọi là “tháng Củ mật”. Củ mật ở đây không phải là tên một loại củ mà là một từ Hán Việt.

Củ có nghĩa là kiểm trong từ kiểm soát, kiểm tra

Mật trong từ cẩn mật

Tháng củ mật ý nói tháng gần Tết Nguyên đán là tháng làm ăn tích cực của cả người tốt và người xấu để chuẩn bị cho cái Tết trước mắt. Người lương thiện làm việc vất vả dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lơ là, mất cảnh giác. Kẻ xấu cũng nhân cơ hội đó mà tăng cường trộm cáp, vơ vét tài sản của người khác. “Củ mật” là muốn nhắc nhở nhau kiểm soát, cảnh giác để tránh bị mất cắp, mất trộm, cháy nhà, tai họa trong thời gian này.

Vậy là Chúng tôi vừa giải đáp cho các bạn thắc mắc tháng Giêng là tháng mấy, tháng Chạp là tháng mấy? Đồng thời cũng giải thích tại sao 2 tháng này lại có tên gọi như vậy. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hưu ích. Nếu có bất cứ đóng góp nào hãy Comment xuống dưới nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan:
23 Tháng Chín, 2023
Đồ tái chế dễ làm trang trí trong nội và ngoại thất

Ai bảo những khúc gỗ cũ là vô dụng? Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những đồ vật trang trí nhà xinh ngất ngây theo đúng ý thích của mình. Và nếu bạn vẫn bí ý tưởng thì những mẩu gỗ được chăm chút bên dưới chính là tất cả bạn cần để khơi […]

23 Tháng Chín, 2023
[BST] Tủ bếp chữ I hiện đại tuyệt đẹp cho phòng bếp của bạn

Ngày nay nhu cầu thiết kế tủ bếp ngày càng được quan tâm, trong các khu chung cư, căn hộ, nhà phố hay biệt thự. Đáp ứng nhu cầu người sử dụng, có rất nhiều dạng bếp khác nhau như bếp chữ L, U, G, I.. Trong đó, nếu bạn thích sự đơn giản và […]

23 Tháng Chín, 2023
Mơ thấy gà đánh con gì? Nằm mơ thấy gà là điềm gì?

Mơ thấy gà đánh con gì khi con vật này rất gần gũi và quen thuộc với người Việt Nam. Nó không chỉ là một vật nuôi phổ biến trong làng, mà còn là một nguyên liệu để tạo ra món ăn ngon và bổ dưỡng.  Gà sống và kiếm ăn theo đàn. Vì vậy […]

21 Tháng Chín, 2023
Những cách đơn giản giữ nhà khô thoáng trong mùa mưa

Mùa mưa ở nước ta năm nay bắt đầu sớm hơn thường lệ với những cơn mưa dai dẳng dễ khiến ngôi nhà bạn gặp tình trạng bị nấm mốc tấn công do thời tiết ẩm thấp. Hãy áp dụng những cách đơn giản dưới đây để giữ cho ngôi nhà bạn luôn khô thoáng […]

21 Tháng Chín, 2023
Muốn hoa trong nhà lúc nào cũng tươi bạn chỉ cần nắm 9 mẹo nhỏ này!

Hoa là vật trang trí nhà đẹp không thể thiếu trong nhiều không gian sống hiện đại. Nhưng cắm hoa tươi cũng gặp không ít phiền toái và đôi khi bạn cảm thấy bất lực trước tình trạng sớm nở tối tàn của hoa. Muốn tránh tình trạng chóng tàn của hoa bạn chỉ cần […]

21 Tháng Chín, 2023
Trồng rau sạch trên sân thượng với mô hình Aquaponics

Khi không gian sống eo hẹp, nhất là những gia đình ở đô thị “đất chật người đông” rất khó để xoay sở vườn rau, ao cá như nhà ở quê. Mô hình trồng rau trên sân thượng (aquaponics) vì thế trở thành cứu cánh cho những ai sống ở phố thị muốn tận hưởng khoảng […]

21 Tháng Chín, 2023
Lưu trữ cốc chén gọn gàng, đẹp mắt với 4 ý tưởng trên cả tuyệt vời

Đâu chỉ có những tủ, chạn đựng bát trong gian bếp là không gian lưu trữ cốc tách duy nhất, mà có vô vàn góc hay hay trong nhà bạn có thể biến tấu thành chỗ đặt cốc tách siêu xinh luôn nhé. Nếu nhà bạn đang sở hữu hẳn một bộ sưu tập ly […]

21 Tháng Chín, 2023
10 Mẹo tận dụng cánh cửa tủ bếp lưu trữ đồ đạc tiện ích

Nếu bạn vẫn chưa biết đến khả năng tuyệt vời của cánh cửa tủ bếp thì quả là điều thiếu sót. 10 Mẹo dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tận dụng triệt để cánh cửa tủ để làm thành không gian lưu trữ đồ dùng phòng bếp đầy tiện ích. Tủ bếp là vật dụng không […]

21 Tháng Chín, 2023
Khó nhận ra diện mạo cũ của nhà ống Sài Gòn sau sửa chữa

Ngôi nhà ống 3 tầng nằm ở góc đường náo nhiệt thuộc quận Tân Bình, TP. HCM này được tiến hành cải tạo để đặt thêm văn phòng làm việc kết hợp với nhà ở. Sau khi sửa chữa, ngôi nhà ống dù vẫn giữ nguyên kết cấu cũ nhưng không gian bên trong của […]

20 Tháng Chín, 2023
4 bước vệ sinh bồn cầu vô cùng đơn giản bạn nên áp dụng ngay

Không cần nói thì hẳn bạn cũng biết bồn cầu là nơi chứa vô số vi khuẩn gây bệnh, là ổ vi khuẩn đúng nghĩa. Nếu vệ sinh bồn cầu không đúng cách, bạn sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sức khỏe cả nhà. Nhưng bạn đừng quá lo lắng […]

1 2 3 9
crosschevron-downtext-align-right